Bạn là cá nhân, tổ chức đang sở hữu một hàng hóa, dịch vụ do chính mình sản xuất/cung cấp? Bạn muốn phát triển hàng hóa, sản phẩm của mình thật rộng rãi, ra khắp cả nước, nhưng, bạn lại lo ngại sản phẩm của mình sẽ bị sao chép bị cạnh tranh với các loại sản phẩm cùng loại? Cách để loại bỏ nỗi lo đó chính là đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình để được hưởng các quyền lợi trong phạm vi bảo hộ. Thế nhưng, bạn chưa biết nhãn hiệu là gì, đăng ký nhãn hiệu ra sao? Để giải tỏa nỗi lo của bạn, VIETCOMLAW xin đem đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và thông tin cần thiết về đăng ký nhãn hiệu thông qua bài viết dưới đây.

Trong trường hợp cần sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, quý khách xin vui lòng liên hệ với VIETCOMLAW để được báo giá và tư vấn miễn phí:

🔑 Hotline 1: 094.782.5307

🔑 Hotline 2: 086.587.3799

🔑 Hotline 3: 0243.913.1272

 

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  •  Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  •  Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  •  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  •  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

3. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Nhãn hiệu giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại: Trên thực tế người dùng thường đối diện với vấn đè lựa chọn giữa những sản phẩm giống nhau, tương tự về hình dáng bên ngoài mặc dù chúng sản xuất ở những doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu chính là yếu tố giúp người dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ này với hàng hóa dịch vụ khác.
  • Nhãn hiệu mang thông tin về nguồn gốc sản phẩm, Nhãn hiệu bảo đảm về chất lượng của hàng hóa dịch vụ: Thông qua nhãn hiệu nhà sản xuất sẽ truyền đạt đến người tiêu dùng chất lượng, uy tín của sản phẩm mà mình cung ứng tới cho khách hàng. Về phía khách hàng, đối với loại sản phẩm nào cũng vậy, người ta thường chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, nhãn hiệu là thứ để đảm bảo xuất sứ, đảm bảo chất lượng và giúp họ có được thông tin của chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý khi xảy ra tranh chấp. 
  • Vai trò kinh tế và quảng cáo của nhãn hiệu: Sau một khoảng thời gian, khi một sản phẩm có chất lượng tốt, có uy tín trên thị trường thì bản thân của nhãn hiệu đã quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp hay nói cách khác Nhãn hiệu là thứ mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy chủ sở hữu nhãn hiệu tiếp tục phát triển, cải tiến sản phẩm của chất lượng hơn nhằm duy trì vị trí đang được tín nhiệm.
  • Nhãn hiệu giúp chủ sở hữu hạn chế các trường hợp bị đánh cắp nhãn hiệu: Bởi chính giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu đã tuyên bố quyền sở hữu đối với sản phẩm.

4. Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm không?

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Do đó, đăng ký nhãn hiệu không là một thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, để tránh những rủi do trong kinh doanh, ví dụ như việc ăn cắp chất xám, sao chép sản phẩm một cách tràn lan làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh cũng như niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, đa số các doanh nghiệp sẽ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình để được cấp giấy chứng nhận và hưởng các quyền lợi đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ. Đồng thời trong trường hợp xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu có thể chứng minh quyền sở hữu của mình bằng giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu mà không cần bằng chứng nào khác.

5. Đối tượng nào được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

6. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là bao nhiêu?

  •  Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
  •  Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
  •  Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
  •  Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ;
  •  Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
  •  Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ;

7. Cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục đăng ký nhãn hiệu?

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

8. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm, có thể gia hạn liên tiếp.

 

II. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CỦA VIETCOMLAW CÓ GÌ?

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại VIETCOMLAW

Bước 1: Soạn hồ sơ

Bộ hồ sơ gồm: 

  • 2 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  •  05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Giấy ủy quyền;
  • Các tài liệu khác trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Các tài liệu khác (VD: Tài liệu xác nhận quyền đăng ký, tài liệu xác nhận thụ hưởng từ người khác,...);

Bước 2: Nộp hồ sơ tới Cục Sở hữu trí tuệ

Có 2 hình thức nộp: Nộp bằng bản giấy hoặc nộp trực tuyến. VIETCOMLAW sẽ nộp trực tuyến để tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau 2 tháng sẽ có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, sau 24-30 tháng sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

    2. Tài liệu khách hàng cần cung cấp

    • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
    • Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký;
    • Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.

    3. Nhiệm vụ của VIETCOMLAW

    • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
    •  Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn;
    •  Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
    •  Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;
    •  Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục sở hữu trí tuệ;
    •  Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
    •  Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận).

     

    III. TẠI SAO KHÁCH HÀNG NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CỦA VIETCOMLAW?

    • Giá dịch vụ VIETCOMLAW đưa ra rất tốt so với thị trường, cam kết không phát sinh phụ phí trong quá trình làm việc.
    • Đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, tận tâm, luôn luôn lắng nghe, nắm bắt tâm lý khách hàng và đưa ra những lời khuyên phù hợp.
    • Chính sách hậu mãi, chiết khấu 10 - 20% khi khách hàng sử dụng dịch vụ tiếp theo.
    • Tư vấn 24/24 khi khách hàng gặp khó khăn, khi khách hàng cần, chúng tôi sẽ có mặt !
    • VIETCOMLAW đến tận nơi để gặp khách hàng tư vấn và thực hiện hồ sơ, sao y công chứng CMND.
    • Chúng tôi thực hiện tối ưu hóa công việc để cung cấp cho khách hàng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tốt nhất và đảm bảo mức giá tốt nhất thị trường.
    • Cam kết thời gian thực hiện công việc.

     

    VIETCOMLAW rất mong được hợp tác lâu dài và là người bạn đồng hành cùng sự phát triển của quý khách, chúc quý khách thật nhiều niềm vui và thành công trong công việc!

    Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ: VIETCOMLAW và Cộng Sự

    Địa chỉ: Tầng 4 số 16 ngõ 71 Phố Linh Lang, P. Cống Vị, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội

    – Hotline 1: 094.782.5307

    – Hotline 2: 086.587.3799

    – Hotline 3: 0243.913.1272

    – Email: vietcomlaw.dn@gmail.com